Khu hệ thực vật.
VQG Hoàng Liên từ khi thành lập tới nay, đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu về khu hệ thực vật. Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật Phan Xi Păng mang đặc trưng các yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới, của 3 luồng thực vật là Vân Nam – Hymalaya, Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa và luồng thực vật Ấn Độ Malaixya. Bước đầu đã thống kê được 2.343 loài thực vật có mạch thuộc 1.020 chi và 256 họ; trong đó có 34 loài được ghi trong sách đỏ thế giới (IUCN 1998) và 82 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) và Nghị định 18, Nghị định 48, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Bảng 01. Thống kê thành phần các loài thực vật VQG Hoàng Liên
Số TT
|
Ngành
|
Tên khoa học
|
Loài
|
Chi
|
Họ
|
1
|
Ngành Quyết lá thông
|
Psilotophyta
|
1
|
1
|
1
|
2
|
Ngành Thông đất
|
Lycopodiophyta
|
8
|
4
|
2
|
3
|
Ngành Cỏ tháp bút
|
Equisetophyla
|
1
|
1
|
1
|
4
|
Ngành Dương xỉ
|
Polypodiophyta
|
257
|
94
|
32
|
5
|
Ngành Hạt trần
|
Gymnospermae
|
20
|
14
|
7
|
6
|
Ngành Hạt kín
|
Angiospermae
|
2.056
|
906
|
213
|
7
|
Lớp một lá mầm
|
Monocotyledoneae
|
372
|
176
|
36
|
8
|
Lớp hai lá mầm
|
Dicotyledoneae
|
1.687
|
730
|
176
|
|
Tổng cộng
|
|
2.343
|
1.020
|
256
|
Nguồn: Số liệu điều tra bổ sung về khu thực vật rừng Hoàng Liên (2003)
Như vậy, khu hệ thực vật của Hoàng Liên có tính đa dạng sinh học cao, số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam như: Bách xanh, Thông đỏ, Vân sam Hoàng Liên (Sam lạnh), khiến VQG Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam. Trong số 2.343 loài thực vật có 754 loài làm thuốc, lấy gỗ 458 loài, bóng mát và cây cảnh 311 loài, làm rau ăn 126 loài, lấy quả 60 loài, cho nhựa mủ 43 loài, cho ta nanh 35 loài, cho tinh dầu 41 loài, cho nhựa dầu sáp 26 loài, cho vật liệu đan 25 loài, cho sợi dây buộcTài nguyên đa dạng sinh học
23 loài, làm phân xanh 21 loài, lấy củ 17 loài, lá lợp nhà 10 loài, cho màu nhuộm 10 loài và cây lấy bột 9 loài.
Tuy nhiên do sự suy giảm chất lượng rừng từ nhiều năm nay nên hiện tại phần lớn các khu rừng nguyên sinh, cây gỗ lớn còn lại đều co cum ở vùng sâu, nơi cao, xa xôi, hiểm trở hoặc theo dải, theo đám dọc theo các khe suối, sườn núi đá. Nếu công tác điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học tại VQG được tăng cường, có thể nhiều loài mới sẽ được tìm thấy ở những vùng rừng xa xôi này mà trước đây chưa từng được nghiên cứu kỹ lưỡng.. Những thông tin này sẽ phục vụ cho công tác quy hoạch các phân khu chức năng, xây dựng các chương trình bảo tồn, nghiên cứu khoa học và giáo dục bảo tồn thiên nhiên sau này và đây cũng là những mục tiêu quan trọng của Vườn quốc gia.
Khu hệ động vật rừng.
Khu hệ động vật VQG Hoàng Liên cũng đã được điều tra bởi một số nhà khoa học trong và ngoài nước. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây đã ghi nhận được 96 loài thú, với các loài như: Sóc bay, Mèo rừng, Sơn dương, Vượn đen đông bắc, Hồng hoàng, Cheo cheo; 346 loài chim trong đó có những loài quý hiếm như: Đại bàng đốm to, Trĩ mào đỏ, Hét mỏ vàng, Gà lôi tía, Niệc cổ hung; bò sát với 63 loài, động vật lưỡng cư có 50 loài. Vườn bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam, trong đó có loài Ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.
Bảng 02. Khu hệ động vật có xương sống ở VQG Hoàng Liên
Số TT
|
Taxon
|
Số bộ
|
Số họ
|
Số loài
|
1
|
Thú
|
9
|
27
|
96
|
2
|
Chim
|
16
|
52
|
346
|
3
|
Bò sát
|
2
|
9
|
63
|
4
|
Lưỡng cư
|
1
|
7
|
50
|
5 |
Tổng cộng
|
28
|
95
|
555
|
Nguồn: Số liệu điều tra bổ sung về khu động vật rừng Hoàng Liên (2003)
Trong tổng số 555 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận được ở Hoàng Liên, có 60 loài động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam (1992) và 33 loài trong danh lục đỏ IUCN/1996. Nhiều loài đang bị đe doạ, trong đó có 07 loài gần như đã rơi vào tình trạng bị tiêu diệt ở Hoàng Liên như: Vượn đen đông bắc(Nomascus concolar), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Cheo cheo (Tragulus javanicus). Những số liệu trên thể hiện VQG Hoàng Liên rất đa dạng về các loài động vật có xương sống cũng như khẳng định tính xác đáng và hiệu quả của công tác bảo vệ và công tác phục hồi sinh cảnh tự nhiên, nơi cư trú của các loài động vật hoang dã của VQG trong gần 10 năm đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về động vật đã thực hiện trong VQG trước năm 2002, đến nay chưa được cập nhật. Các nghiên cứu này cũng còn nhiều hạn chế, chưa chú trọng đánh giá cụ thể tình trạng của một số loài quan trọng cần phải bảo tồn, cũng như phân bố của chúng. Để đáp ứng được những mục tiêu trên, đồng thời làm cơ sở cho quy hoạch phát triển VQG trong giai đoạn mới thì cần thiết phải đẩy mạnh các chương trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu khoa học. Đây là những thông tin quan trọng làm căn cứ xây dựng các chương trình hoạt động bảo tồn, giám sát các loài động vật trong VQG, xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, giáo dục tuyên truyền và khai thác hợp lý khu hệ động vật trong việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.